Hàm Giả Tháo Lắp (Removable prosthetics)

NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA MẤT RĂNG

Mất răng vĩnh viễn là tình trạng hay gặp, đặc biệt ở những người lớn tuổi. Nguyên nhân mất răng có thể do viêm nha chu (do cao răng mảng bám) gây lung lay răng, do sâu vỡ lớn không thể phục hồi được, do nứt dọc thân răng qua sàn tủy… Một khi đã mất răng, nếu không làm phục hình răng giả tại vị trí răng mất thì hậu quả sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cả hàm răng. Sau đây là các hậu quả của mất răng mà không được phục hồi (làm răng giả) lại:

1. Ảnh hưởng đến lực ăn nhai:

Mất 1 răng sẽ gây giảm lực ăn nhai, đặc biệt mất răng hàm sẽ làm giảm nhiều khả năng nghiền nát thức ăn, dẫn đến việc hạn chế hấp thu chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột, ảnh hưởng sức khỏe toàn thân.

2. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ:

đồng thời gây ảnh hưởng đến tâm lý, có thể cảm thấy tự ti khi nói chuyện, khi cười lớn.

3. Ảnh hưởng đến xương:

Lực nhai tác động lên răng gây ra sự kích thích đối với vùng xương hàm xung quanh răng. Chính sự kích thích này giúp duy trì mật độ xương. Nếu răng bị mất, lực tác động không còn, xương hàm sẽ bị tiêu dần. Xương tiêu càng nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng thành công của việc làm các phục hình răng giả sau này.

4. Ảnh hưởng đến các răng còn lại:

Các răng bên cạnh khoảng mất răng sẽ có xu hướng đổ nghiêng vào khoảng mất răng, răng đối diện răng đã mất sẽ mọc trồi vào khoảng mất răng. Những sự thay đổi này sẽ dẫn đến các điểm chạm sớm trên các răng, khiến các răng này dễ bị quá tải lực nhai, gây sang chấn khớp cắn, biểu hiện có thể là mòn răng, đau răng, vỡ răng, tủy răng hoại tử dần dần… Không những vậy, khi ăn nhai, lực không chỉ được truyền dọc thân- chân răng của một răng, mà còn được truyền đều trên tất cả các răng theo hướng từ sau ra trước, từ trong ra ngoài. Nếu tại ví trí răng mất, lực bị ngắt quãng, thì sẽ gây là sự mất toàn vẹn hệ thống, dẫn đến sang chấn cho một hoặc nhiều răng. Việc này cũng có thể gây ra tình trạng nhét thức ăn nhiều ở một vài vùng kẽ răng, gây nguy cơ sâu lớn mặt bên cho các răng.

5. Ảnh hưởng đến hệ thống khớp thái dương hàm:

Hệ thống khớp thái dương hàm bao gồm: khớp thái dương hàm, cơ cắn, và khớp cắn (tức là hệ thống răng). Khi việc mất răng dẫn đến các sai khác trong khớp cắn sẽ gây rối loạn chức năng khớp thái dương hàm, với các biểu hiện có thể xảy ra: đau khớp thái dương hàm, mỏi cơ…

TRƯỜNG HỢP NÀO NÊN LÀM HÀM GIẢ THÁO LẮP?

Khi mất răng ta luôn ưu tiên làm răng giả cố định trước (Implant, cầu răng sứ…). Trong trường hợp mất răng phức tạp với nhiều khoảng mất răng, bệnh nhân có bệnh toàn thân không thể tiến hành phẫu thuật cắm Implant, bệnh nhân có nguy cơ viêm nha chu cao, không đủ kinh phí làm răng giả cố định… thì hàm giả tháo lắp là một giải pháp. So với phương pháp làm răng giả cố định (Implant, cầu răng sứ…), thì hàm giả tháo lắp có nhược điểm hơn về thẩm mỹ và cả chức năng. Bệnh nhân sẽ cần khoảng thời gian ban đầu khoảng 2 tuần- 1 tháng để làm quen với hàm giả cũng như để tái khám tại phòng khám.

Có 3 loại hàm giả:

1. Hàm khung:

Khi ăn nhai, không chỉ có lực ăn nhai tác dụng trực tiếp theo trục thân- chân răng, mà còn có lực truyền đều trên cả hệ thống răng, theo chiều từ sau ra trước, từ ngoài vào trong. Chỉ với hàm khung với nền hàm bằng kim loại cứng chắc, mới có khả năng truyền lực này tốt nhất giữa răng giả và răng thật. Với các loại hàm giả nền nhựa khác có độ cứng không cao, khả năng bảo tổn lực trên hệ thống răng sẽ giảm sút nhiều, gây ảnh hưởng không tốt. Khi làm hàm giả tháo lắp, ưu tiên dùng hàm khung trước. Trong trường hợp không thể dùng hàm khung ta mới dùng các loại hàm giả nền nhựa khác (mất răng toàn bộ…). Tuy nhiên hàm khung có nhược điểm là các móc và ổ tựa kim loại có thể gây mất thẩm mỹ nếu nằm ở vùng răng trước.

2. Hàm nhựa dẻo:

Hàm nhựa dẻo có ưu điểm cao là độ đàn hồi tốt, ôm khít sát lợi, độ dày vừa phải, nhẹ, giúp bệnh nhân dễ dàng thích nghi. Nhược điểm của loại hàm giả này là dễ đổi màu theo thời gian gây mất thẩm mỹ, khó sửa chữa khi hàm gãy, vỡ, không thêm được răng giả khi bệnh nhân mất thêm răng.

3. Hàm giả nhựa cứng:

Sử dụng nhiều trong mất răng toàn bộ. Ưu điểm: dễ sửa chữa, thêm răng thêm móc khi hàm gãy vỡ hoặc bệnh nhân mất thêm răng.

QUY TRÌNH LÀM HÀM GIẢ THÁO LẮP

  • Buổi hẹn thứ 1: Bác sĩ khám, tư vấn và lấy dấu nghiên cứu/ lấy dấu làm khay cá nhân
  • Buổi hẹn thứ 2: Bác sĩ có thể mài các ổ tựa trên răng, xử lý các vùng lẹm trên răng miệng bệnh nhân. Lấy dấu chính thức 2 hàm.
  • Buổi hẹn thứ 3: Thử nền hàm
  • Buổi hẹn thứ 4: Thử răng
  • Buổi hẹn thứ 5: Giao hàm giả hoàn thiện
  • Trong quá trình sử dụng hàm giả thời gian đầu, bệnh nhân có thể thấy xuất hiện cảm giác lạ, khó chịu hoặc đau. Sẽ có khoảng 2-3 buổi hẹn chữa đau (nếu có) sau đó.

Để trả lời những thắc mắc và giúp bạn có một nụ cười tự tin, chọn lựa được một nha khoa đạt chuẩn, phục vụ bạn hết lòng và luôn mang lại cho bạn sự hài lòng thì hãy liên hệ với chúng tôi – “ HẠNH PHÚC DENTAL CLINIC “

Contact Me on Zalo