Răng nhiễm trùng
Răng bị nhiễm trùng thường bắt nguồn từ sâu răng, gây viêm tủy răng, hoại tử tủy răng gây nhiễm trùng toàn bộ răng. Cũng có khi nguyên nhân do miếng trám răng cũ bị hở, hoặc bọc sứ bị hở, làm vi khuẩn tích tụ bên trong tạo thành ổ nhiễm trùng.
Nghiêm trọng hơn, nhiễm trùng có thể lan rộng ra xung quanh nướu răng, xương quanh răng gây sưng to, sốt,… thuật ngữ gọi là “viêm mô tế bào”.
Khi bị viêm mô tế bào, nhiễm trùng lan rộng thì có thể cần phải vào bệnh viện để điều trị.
Để tránh nguy cơ nhiễm trùng lan rộng, bạn cần đến gặp bác sĩ sớm, để làm sạch tuỷ răng bị hoại tử, xử lý “nguyên nhân của nhiễm trùng”.
Nhiều người cố gắng dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau để “qua cơn đau”, nhưng nguyên nhân tận gốc là vùng tủy răng hoại tử chưa được làm sạch, thì ổ nhiễm trùng có thể vẫn sẽ xuất hiện lại.
Dùng thuốc kháng sinh lâu ngày, có thể dẫn đến hiện tượng vi khuẩn “lờn thuốc”. Khi đó, việc khống chế được ổ nhiễm trùng sẽ khó khăn và phức tạp hơn đáng kể!
Vậy thì, cân nhắc giữa lợi và hại của việc điều trị răng miệng sớm hay trì hoãn, lời khuyên là nên điều trị nhiễm trùng răng miệng càng sớm càng tốt, càng sớm càng điều trị dễ dàng và ít đau, ít rủi ro.
Những nguyên nhân gây nhức răng
Việc xác định được nguyên nhân gây nhức răng sẽ giúp bạn có hướng giải quyết kịp thời cũng như dự phòng triệu chứng này về sau. Sau đây là những nguyên nhân gây nhức răng thường gặp nhất:
a. Sâu răng
Sâu răng là nguyên nhân gây nhức răng phổ biến nhất, đặc biệt là ở trẻ em. Răng của bạn sẽ luôn bị tấn công bởi vi khuẩn nếu bạn không vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Từ đường và tinh bột trong các mảng bám thức ăn, vi khuẩn tạo ra acid, gây nên các lỗ sâu răng trên men răng của bạn.
Một lỗ sâu có thể khiến răng bạn nhạy cảm và đau nhức mỗi khi bạn cắn xuống hoặc khi chịu tác động bởi kích thích nhiệt. Cơn đau nhức kéo dài càng lâu thì chứng tỏ tổn thương càng nghiêm trọng. Nếu lỗ đủ sâu, vi khuẩn có thể xâm nhập vào tủy răng ở bên trong gây nhiễm trùng.
b. Viêm tủy
Tủy răng chứa đầy dây thần kinh trong buồng tủy nên vô cùng nhạy cảm. Khi tủy răng bị sâu, phản ứng viêm xảy ra, tiết dịch tạo một áp lực trong buồng tủy. Áp lực ngày càng tăng trong khoang kín này, tác động vào các dây thần kinh khiến bạn cảm thấy nhức răng dữ dội.
Phần lớn viêm tủy răng xảy ra do sâu răng không được điều trị, vi khuẩn xâm nhập vào tủy. Triệu chứng nhức răng do viêm tủy răng có thể từ nhẹ đến nặng, xuất hiện khi răng chịu kích thích hoặc liên tục cả ngày tùy vào mức độ sâu của tủy răng.
c. Áp xe răng
Áp xe răng là một túi mủ do nhiễm trùng từ vi khuẩn, thường là biến chứng của tình trạng nhiễm trùng răng miệng. Áp xe có thể xảy ra ở những vị trí khác nhau xung quanh răng bởi những nguyên nhân khác nhau. Bất cứ nguyên nhân nào tạo khe hở cho vi khuẩn xâm nhập vào răng và mô xung quanh đều có thể dẫn đến áp xe răng, bao gồm sâu răng, nứt vỡ răng, viêm nha chu,…
Khi lượng mủ nhiều không thể giải phóng được, nó tạo một áp lực tác động lên dây thần kinh khiến người bệnh vô cùng đau nhức. Nhức răng sẽ tăng lên khi bạn ăn nhai hoặc khi ăn phải thức ăn nóng, lạnh. Ngoài nhức răng, người bệnh còn có những triệu chứng khác như hơi thở có mồ hôi, sốt, đỏ và sưng nướu, sưng xung quanh vùng áp xe,…
d. Chấn thương răng
Nhức răng cũng có thể do va đập, chấn thương răng. Những thói quen xấu như nhai đồ cứng, nhai đá, dùng răng bật nắp chai hoặc tai nạn trong sinh hoạt cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Vết nứt răng làm lộ các lớp nhạy cảm bên trong khiến bạn cảm thấy đau nhức.
Một lỗ hoặc một vết nứt có thể gây đau buốt và khiến răng bạn nhạy cảm. Cơn đau nhức tăng lên khi cắn hoặc chịu tác động của nhiệt độ nóng, lạnh, thức ăn chua,… Cường độ của triệu chứng tỷ lệ thuận với mức độ hư hại của răng.
e. Mọc răng khôn
Quy trình mọc răng khôn và răng khôn mọc lệch, mọc ngầm là tình trạng khá phổ biến ở người trưởng thành, xảy ra khi không có đủ chỗ đứng trong hàm cho nó. Răng khôn đâm vào nướu hoặc răng bên cạnh gây nên tình trạng đau nhức âm ỉ kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Mặt khác, bởi vì không thể mọc lên hoàn toàn, răng khôn bị kẹt giữa xương hàm và nướu, đôi khi chỉ mọc lên được một phần và có lợi trùm khiến vi khuẩn dễ tích tụ gây sâu răng. Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng có thể lan sang răng kế cận khiến triệu chứng đau nhức càng tăng thêm nhiều lần.
f. Bệnh về nướu
Viêm nướu và viêm nha chu là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng nhiễm trùng vùng nướu bao quanh răng. Các bệnh lý nướu thường để lại hậu quả rất nặng nề nếu không điều trị kịp thời. Nó có thể gây rụng răng nguyên hàm, tụt nướu, tiêu xương,…
Nhức răng xảy ra do áp lực từ viêm và độc tố của vi khuẩn. Răng đau nhức âm ỉ, nướu tụt dần và dễ chảy máu, nếu để kéo dài có thể xuất hiện mủ là những triệu chứng điển hình của bệnh lý này. Bệnh lý nướu thường tiến triển rất nhanh nên ta cần kiểm tra răng miệng thường xuyên để có thể phát hiện bệnh sớm.
Mời bạn liên hệ để tư vấn thêm nếu có câu hỏi hay thắc mắc nhé.
Đăng ký khám tại Phòng khám Nha Khoa Hạnh Phúc tại https://hanhphucdental.com/
Địa chỉ: Số 1 ĐT 848, Khóm 2, Thành Phố Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp
Điện thoại: 02773. 828. 888 – 0939125666